'
Newyork

Cộng đồng người Việt nam sống tại Đức

Tin nóng được cập nhật thường xuyên của cộng đồng người Việt nam sống tại Đức.

Frankfurt

Cộng đồng người Việt nam tại Đức

Tin tức được cập nhậtthường xuyên của cộng đồng người Việt nam sống tại Đức.

Con bướm

Cộng đồng người Việt nam sống tại Đức

Tin nóng được cập nhật thường xuyên của cộng đồng người Việt nam sống tại Đức .

London bridge

Cộng đồng người Việt nam tại Đức

Tin nóng được cập nhật thường xuyên của cộng đồng người Việt nam sống tại Đức

con kỳ nhông

Cộng đồng người Việt nam tại Đức

Tin Tức được cập nhật thường xuyên của cộng đồng Việt nam sống tại Đức.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Hãy Đến Tôn Thờ

Hãy Đến Tôn Thờ

Ma-thi-ơ 2:1-12
"Vào đến nhà, thấy Con Trẻ và mẹ Ngài, các nhà bác học liền quỳ xuống thờ lạy Ngài" (c. #11 TKHĐ).
Câu hỏi suy gẫm: Lý do nào khiến các nhà bác học đến Giê-ru-sa-lem, Bết-lê-hem? Tại sao họ thất bại, rồi thành công trong khao khát, ước mơ đó? Lễ Giáng Sinh có ý nghĩa nào đối với bạn? Bạn đang cố gắng làm gì? Tại sao?
Trong mùa Giáng Sinh, chúng ta kỷ niệm dữ kiện lịch sử Đức Chúa Trời làm người. Chúng ta được nhắc nhở, được mời mọc đến chiêm ngưỡng một thực tại đã xảy ra trong lịch sử của nhân loại.
Từ xưa đến nay, có lẽ trong sự hạn hẹp, bất lực của khả năng con người, chúng ta thường mơ tưởng, tìm đến những siêu nhân, những người hùng, đó cũng là những hành động biến mình thành thần, thành Đức Chúa Trời của các vua chúa ngày xưa và ngày nay, nói lên ước mơi siêu việt thầm kín của mọi người. Nhưng Chúa Giáng Sinh là một hiện tượng trái ngược. Trong biến cố giáng sinh Đức Chúa Trời thành người, hơn thế nữa Đức Chúa Trời ở lại với chúng ta. Đây là ý nghĩa của Em-ma-nu-ên.
Biến thành siêu nhân, thành vị thần là mơ ước hão huyền. Kinh nghiệm và lịch sử đều minh xác. Các vua chúa, chính khách, các lãnh đạo từng cho mình là thần, là thánh đều đã chết và qua đi. Một siêu nhân có thể tự giúp mình nếu có, cũng chỉ có thể thi thố khả năng bên ngoài. Con của Đức Chúa Trời làm người bày tỏ quyền năng Ngài từ bên trong chúng ta. Quyền năng của con Đức Chúa Trời bày tỏ khi ta đến và tôn thờ Ngài. Chỉ những ai từng kinh nghiệm quyền năng này mới hiểu được. Vì vậy Giáng sinh là một mời mọc. Mời mọc đến để chiêm ngưỡng, để tôn thờ. Các anh chăn chiên đã đáp lời của thiên thần ngày xưa đến xem và thờ lạy. Các nhà thông thiên từ phương đông đã theo tiếng gọi của các vì sao mà đến.
Giáng sinh không chỉ là dữ kiện của lịch sử ngày xưa. Giáng sinh hiện đang xảy ra cho những ai muốn tìm gặp Đấng Cứu Thế. Đây là sự nhiệm mầu của niềm tin.
Chúa ơi, xin giúp con luôn tìm gặp, tôn thờ Ngài để con nhận được quyền năng, sức sống từ Chúa Giáng Sinh. Xin giúp con ngưng tìm kiếm những khả năng giới hạn tạm bợ bên ngoài.


                                                                                                        Nguồn : Vietchritians

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Cảnh đẹp miền bắc Ý

  

                                                               Cảnh đẹp Gardesee

Cách nấu bún thang ngon Hà nội

Kính mời quí đọc giả thưởng thức to Bún thang bằng "thị giác"







Bún thang là món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật ẩm thực Hà Nội. Người ta nói rằng các món ăn Hà Nội rất cầu kỳ, tinh tế, điều đó cũng đúng với món bún thang. Ai đã ăn món này 1 lần, thì dù đi đâu, làm gì, cũng nhớ về một miền quê hương với món bún đậm đà dân tộc. Sau đây, một chuyên gia ẩm thực cao niên Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu bún thang ngon với hương vị chuẩn nhất được lưu truyền hàng chục năm qua. Nguyên liệu nấu món bún thang Hà Nội Với cách nấu bún thang này bạn cần chuẩn bị nhũng nguyên liệu sau: ½ con gà ta 2 quả trứng vịt 100g giò lụa 500g xương hom hay xương ống heo 1,5 kg bún sợi nhỏ 100g tôm khô, 2-3 cái râu mực khô (hoặc sá sùng) 200g tôm sú Hành lá, rau răm, hành khô và gừng nướng, nấm hương, củ cải khô Mắm tôm, gia vị, nước mắm, 1 chút đường phèn, giấm, đường cát trắng Chế biến món bún thang Gà làm sạch, luộc với nước, khi nước sôi cho một chút gia vị và hành khô, gừng đã nướng thơm vào, hạ nhỏ lửa để gà chín bên trong. Khi gà chín vớt ra bát nước lạnh rửa sạch, xé hoặc thái miếng nhỏ. Xương lợn cho vào nồi đun sôi với nước, sau đó đổ hết nước đó đi, cho ra vào nước lạnh rửa sạch vụn xương. Đem xương rang với gia vị đến khi thơm thì đổ nước vào ninh để xương mềm, chắt lấy nước. Tôm khô rửa sạch cho vào chảo rang thơm, râu mực đem nướng chín. Nếu có sá sùng thì nước dùng của bạn sẽ thơm ngon lắm đấy, nhưng vì giá thành rất cao và tìm mua cũng không dễ chút nào nên dùng râu mực cũng ngon lắm rồi. Sau khi vớt gà ra thì cho tôm khô, râu mực, nấm hương rửa sạch, 1 chút đường phèn vào ninh 2-3 tiếng, khi nào chuẩn bị ăn thì trụng lẫn nước hầm xương vào đun thêm 30 phút nữa. Trong cách nấu bún thang thì nước dùng là thứ vô cùng quan trọng, bạn cần chú ý khâu này nhé! Trứng vịt đánh tan, cho một lớp dầu chỉ đủ láng chảo rồi đổ trứng vào tráng mỏng. Để trứng thật nguội rồi mới đem thái chỉ. Tôm sú luộc với chút nước đem bóc vỏ, giã nhỏ rồi sao vàng với dầu ăn và nước mắm cho thơm làm ruốc tôm. Giò lụa thái chỉ. Củ cải ngâm nước ấm cho nở, rửa lại bằng nước đun sôi để nguội rồi trộn với giấm và đường để 30 phút. Rau răm và hành lá thái nhỏ. Khi ăn chần bún, xếp các loại nhân lên trên rồi chan nước dùng vào là xong rồi. Nếu ai có thể ăn được mắm tôm thì bạn cho ½ thìa café lên trên nhé! Bún thang là món ăn rất cầu kỳ và tinh tế của người Hà Nội, để có được một nồi bún thang ngon thể hiện sự khéo léo và rất tỉ mỉ của người nội trợ. Nước dùng bún rất ngọt đậm đà, trong veo và thơm nồng mùi tôm khô khiến món ăn có mùi thơm rất đặc trưng và ngon khó cưỡng. Khi ăn bạn có thể cắt thêm chanh, ớt, bày thêm mắm tôm và nhân thang mỗi loại một chút để lên bàn, và đặc biệt món này phải ăn thật nóng mới ngon nhé. Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách nấu bún thang ngon đúng chuẩn. Chúc các bạn thực hành thành công và nấu được những tô bún thang ngon nóng hổi cho gia đình thưởng thức nhé. Khoái khẩu bún thang đậm đà hương vị ẩm thực Hà Nội Trong nhiều thức quà dân dã của Hà Nội, nhiều người rất “khoái” món bún thang bởi nó quy tụ đủ nguyên liệu, từ rau mùi, hành hoa, trứng gà cho đến những lá bún trắng nõn, những sợi nấm rơm thanh mảnh, những miếng giò lụa trắng hồng, mát mịn… Nó như thể đã kết tinh đủ triết lý ẩm thực của đất Thăng Long này: ngọt, chua, cay, mặn đủ mùi, dẻo thơm, nóng sốt, ngọt bùi khi ăn… Theo kinh nghiệm ăn uống của người Hà Nội, muốn thưởng thức bún thang ngon và đủ vị nhất thì phải tìm đến phố cổ như Hàng Hành, Hàng Da, phố Cầu Gỗ, phố Lãn Ông… Bún thang ở đây vẫn giữ được tiếng thơm đã có từ trăm năm nay. Nhưng ẩm thực Hà Nội tưởng là đơn giản mà kỳ công. Để có được bát bún thang ngon, trước tiên, bát bún cần phải có nước dùng thật trong, thật ngọt và nóng để chan. Cái ngọt của nước canh ở đây không phải là từ đường, từ mì chính hay hạt nêm, mà phải là vị ngọt tiết ra từ xương gà, xương lợn, của nước mắm ngon, của tôm khô được đun sôi sục bên bếp lửa. Bún ngon của làng Tứ Kỳ, loại bún mềm, sợi nhỏ và trắng muốt. Có bún, có nước dùng, ta phải thêm những gia vị khác. Đó là trứng gà được tráng thật mỏng, thái sợi chỉ li ti, đặt riêng một góc. Trứng gà đánh bông lên, bởi đánh không đều thì khi tráng mỏng sẽ tạo thành những đốm lòng trắng xen lẫn lòng đỏ, tạo nên độ dày mỏng không đều của lớp trứng tráng. Trứng muốn tráng mỏng nên cho thêm chút rượu trắng sau đó đánh kỹ. Quay trứng cần nhất phải nhanh tay. Một tay cầm que bông chấm vào bát mỡ (dầu ăn) di đều xung quanh chảo, tay kia đổ một lượng trứng vừa đủ rồi quay cán chảo cho trứng láng đều. Và giò lụa vừa trắng vừa hồng cũng được thái chỉ nhỏ. Nấm rơm thì ta cắt thành từng miếng nhỏ như đồng xu đặt giữa bát bún. Thịt gà miếng nạc miếng lườn xé nhỏ sao cho tơi bông, đặt ở một góc khác. Phần trên cùng của bát bún, ta lại rắc rau răm, hành hoa, mùi tàu được thái nhỏ… Thế là đã gần đủ thứ màu hấp dẫn của một bát bún: màu xanh non của rau sống, màu trắng của phở, màu vàng của trứng và thịt gà, màu nâu nâu của nấm rơm và màu trắng trong của bát nước canh. Tuy nhiên, để bát bún thang có thêm dư vị hấp dẫn thì phải vẩy một đầu tăm cà cuống vào mặt bát, mùi hương quế rất khó tả sẽ cuộn vào bát bún. Đặc biệt, bát bún thang phải có một thứ gia vị nữa mới trở nên “chính hiệu”, đó là mắm tôm loãng, màu nâu nâu hồng hồng. Chính cái mùi găn gắt của mắm tôm sẽ bổ khuyết cho đủ ngũ vị của bát bún thang.
                                                                                                                             Sưu tầm

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Gia Phổ của Chúa Jê-su

Gia Phổ Của Chúa Giê-Xu

NGUỒN: ĐÀI XUYÊN THẾ GIỚI



                                   
Gia phổ của Chúa Giê-xu mở đầu Tin Lành Ma-thi-ơ và Tân ước là tài liệu rất quan trọng trong Kinh Thánh. Cả Kinh Thánh đều dựa vào sự chính xác của nó. Có ba phần:
1.                  Gia phổ từ Áp-ra-ham đến Đa-Vít, câu 1-6.
2.                  Gia phổ từ Sa-lô-môn đến lưu đày Ba-by-lôn, câu 7-11.
3.                  Gia phổ từ khi bị đày qua Ba-by-lôn đến Giô-Sép, người thợ mộc, câu 12-17
Khi chúng ta tìm hiểu về Sáng thế ký, chúng ta thấy rằng đó là quyển sách nói về nhiều gia đình. Gia phổ rất quan trọng, và chúng ta sẽ bắt đầu phần Tân ước ở đây với gia phổ.
 
Ban đầu nó dường như không thích thú lắm. Khi tặng cho ai quyển Kinh Thánh Tân ước, họ bắt đầu đọc sách Ma-thi-ơ trước nhất, và có thể họ không đọc tiếp nữa. Một mục sư tuyên úy có lần đã kể rằng, trong thời kỳ đệ nhị thế chiến, ông ta đã phát ra hàng ngàn Kinh Thánh Tân ước cho nhiều người lính. Ông thấy có vài người lính mở Kinh Thánh Tân ước ra đọc chừng một hai phút mở đầu sách Ma-thi-ơ, bắt đầu từ phần gia phổ và kết luận rằng, Kinh Thánh nầy không phải dành cho họ. Không thể nào trách họ! Cho nên khi tặng cho ai Kinh Thánh Tân ước, chúng ta nên đề nghị sách nào nên đọc trước. Một người bình thường sẽ bắt đầu ở bất cứ một trong ba sách nào của các sách Tin Lành, thường là sách Mác, hơn là sách Tin Lành Ma-thi-ơ. Nhưng điều đó không làm giảm sự quan trọng của phần gia phổ nầy.
 
Cả Kinh Thánh Tân ước dựa vào phần chính xác của phần gia phổ, bởi vì nó bao gồm các dữ kiện về Chúa Giê-xu đến từ dòng dõi của Áp-ra-ham và của Đa-Vít. Cả hai rất quan trọng. Dòng dõi của Áp-ra-ham đặt Ngài trong đất nước mình và dòng dõi của Đa-vít đặt Ngài trên ngôi vua, Chúa Giê-xu ở trong dòng dõi hoàng tộc.
 
Gia phổ là điều rất quan trọng cho quốc gia Do Thái, và từ họ có thể tìm ra xem người đó đến từ dòng dõi nào. Thí dụ như, khi người Do Thái trở về lập quốc, chúng ta tìm thấy việc xảy ra trong sách của E-xơ-ra như sau: “Các người ấy tìm gia phổ mình, nhưng chẳng tìm đặng; nên người ta kể họ là ô uế, và họ bị truất khỏi chức tế lễ.” (E-xơ-ra 2:62)  Trong thời kỳ của E-xơ-ra người ta có thể tra xem dòng dõi của người Lê-Vi và loại ra những người mạo nhận.
 
Những bằng chứng về gia phổ nầy đã được chính quyền lưu giữ và dân chúng có thể xin đến xem. Có thể nó được lưu giữ trong đền thờ, bởi vì người Do Thái rất sùng đạo, lúc bấy giờ hội thánh và chánh quyền là một. Gia phổ nầy đã được phổ biến và người ta có thể có một bản sao từ những bản lưu trữ, cho đến khi đền thờ Giê-ru-sa-lem bị hủy phá vào năm 70 Sau Chúa. Những kẻ thù của Chúa Giê-xu có thể đã kiểm lại và chắc rằng họ đã làm điều đó. Đây là điều lý thú và quan trọng bởi vì họ thách thức mọi sự hoạt động của Chúa Giê-xu, chẳng hạn như họ dòm ngó sự dâng hiến của Chúa Giê-xu, nhưng họ không bao giờ thắc mắc về gia phổ của Ngài. Nguyên nhân là họ đã kiểm qua và thấy rằng, nó đã đúng sự thật.
 
Đây là phần quan trọng nhất, bởi vì nó đặt Chúa Giê-xu vào vị thế hết sức đặc biệt. Chúng ta có nhớ Ngài nói rằng “Người chăn chiên vào cửa chính, nhưng kẻ trộm trèo vào chuồng chiên bằng cách khác, là kẻ trộm để đánh cắp chiên đi” (Giăng 10:1-2). Cái chuồng đó chính là đất nước Y-sơ-ra-ên. Ngài không trèo rào vào chuồng chiên ở phía sau, và Ngài cũng không vào bằng cửa hông. Ngài vào trong chuồng bằng cổng chính của chuồng. Ngài được sanh trong dòng dõi của Đa-vít và trong dòng dõi của Áp-ra-ham. Đây là điều mà Ma-thi-ơ muốn trình bày cho chúng ta thấy. Ngài làm trọn tất cả những gì đã được đề cập đến trong Cựu ước. Cho nên kẻ thù của Đấng Cứu Thế không bao giờ có thể thách thức Ngài về gia phổ của Ngài. Họ phải tìm cách khác để thách thức Ngài, và dĩ nhiên, họ đã làm như vậy sau đó.
 
Có một người kể lại rằng: Khi tôi còn là thiếu niên, tôi bắt đầu thích đọc Kinh Thánh, và có lần tôi đi dự đại hội mùa hè là nơi mà Chúa đã nói với lòng tôi. Giáo sư dạy Kinh Thánh của tôi đã làm cảm động lòng tôi, khi ông dạy Lời của Đức Chúa Trời. Vào một buổi sáng ông hỏi, ‘Có bao nhiêu bạn trẻ đọc Kinh Thánh trong năm?’ Ở đó có khoảng hai đến ba trăm thanh thiếu niên, nhưng không có cánh tay nào đưa lên. Ông ấy lập lại câu hỏi đến bốn lần. Cuối cùng, có một thanh niên ngồi ở phía sau rụt rè đưa tay lên và nói, ‘Dạ, em có đọc, nhưng em chỉ đọc những đoạn nào em thích. Em không có đọc phần gia phổ’. Mọi người đều cười ầm lên, và giáo sư dạy Kinh Thánh cũng cười và thú nhận ông ta cũng vậy, ông không có đọc phần gia phổ. Ngay phút đó, tôi cảm nhận được rằng từ lúc Đức Thánh Linh đã dùng rất nhiều mực in để ban cho chúng ta, phải có điều gì quan trọng ở trong đó cho chúng ta.
Vì vậy, chúng ta xin hãy chú ý phần gia phổ trong sách Ma-thi-ơ, bởi vì nó rất quan trọng.
Đây là gia phổ của Chúa Giê-xu thuộc bên phía Giô-sép. Chúng ta sẽ nói về bên phía Ma-ri trong phần sau, khi chúng ta đến sách Lu-ca. 
 
Gia phổ của Chúa Giê xu Christ, con cháu Đa-vít, con cháu của Áp-ra-ham.
Ma-thi-ơ 1:1, “Gia phổ Đức Chúa Jêsus Christ, con cháu Đa-vít và con cháu Áp-ra-ham.”
 
Đây là gia phổ Đức Chúa Giê-xu Christ. Nó là phần diễn tả độc nhất, và chúng ta sẽ không tìm thấy bất cứ nơi nào trong Tân ước. Nếu đi ngược trở lại trong Cựu ước, ngược lại qua sách Ma-la-chi và Xa-cha-ri, A-ghê và Phục truyền luật lệ ký, Dân số ký, Lê vi ký, Xuất Ê-díp-tô ký vào trong Sáng thế ký, chúng ta hầu như sẽ đi đến kết luận rằng, không có bất cứ nơi nào trong Kinh Thánh ngoại trừ ở trrong Ma-thi-ơ. Rồi đột ngột, đến chương năm của sách Sáng thế ký và thấy ‘Đây là quyển sách về gia phổ của A-đam’ (Sáng thế ký 5:1). Cũng diễn đạt một lần nữa. Có hai quyển sách: sách về dòng dõi của A-đam và sách về dòng dõi của Đấng Cứu Thế Giê-xu.
Làm thế nào chúng ta vào trong gia đình của A-đam? Chúng ta vào bằng sự sanh ra. Chúng ta không cần làm gì cả; thật ra, chúng ta không có điều gì để làm. Nhưng đó là cách mà chúng ta vào trong gia đình của A-đam. Chúng ta vào trong đó bằng sự sanh ra. Nhưng trong A-đam mọi người đều phải chết (Rô-ma 5:12). Sách của A-đam là sách của sự chết.
 
Rồi có quyển sách khác, sách gia phổ của Cứu Chúa Giê-xu. Làm thế nào chúng ta có thể vào gia đình đó, vào trong dòng dõi đó? Chúng ta được vào bằng sự tái sanh, sự sanh mới. Chúa Giê-xu nói chúng ta phải sanh lại để thấy được nước Đức Chúa Trời (Giăng 3:3). Nhờ đó tên chúng ta được ghi vào sách sự sống của Chiên Con, và chúng ta vào đó bằng sự tin cậy Chúa Cứu Thế. Tất cả chúng ta ở trong quyển sách đầu tiên, là sách dòng dõi của A-đam.
 
Ma-thi-ơ nói rằng, Giê-xu là con cháu của Đa-vít, con cháu của Áp-ra-ham. Có phải Ma-thi-ơ không biết rằng Áp-ra-ham đến trước Đa-vít sao? Dĩ nhiên ông ta biết, bởi vì ông ta làm sáng tỏ trong phần gia phổ. Vậy thì tại sao ông ta lại viết như vậy? Ông ta trình bày Chúa Giê-xu như là Đấng Cứu Thế, là vị Vua, là Đấng Chủ Tể nước thiên đàng trên đất. Và điều đến trước nhất, Ngài phải ở trong dòng dõi của Đa-vít trong sự ứng nghiệm các lời tiên tri mà Đức Chúa Trời đã hứa cùng Đa-vít. Ngài là con cháu của Đa-vít.
 
Ngài cũng là con cháu của Áp-ra-ham và điều đó rất là quan trọng, bởi vì Đức Chúa Trời đã nói cùng Áp-ra-ham rằng, “các nước thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước” (Sáng thế ký 22:18).
Và ở trong Ga-la-ti 3:16, Phao-lô đã giải thích “dòng dõi” là, “Vả, các lời hứa đã được phán cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi người. không nói: Và cho các dòng dõi người, như chỉ về nhiều người; nhưng nói: Và cho dòng dõi ngươi, như chỉ về một người mà thôi, tức là Đấng Christ.”
 
Vì vậy Giê-xu Christ cũng là con cháu của Áp-ra-ham. Ma-thi-ơ 1:2-6, “Áp-ra-ham sanh Y-sác; Y-sác sanh Gia-cốp; Gia-cốp sanh Giu-đa và anh em người. Giu-đa bởi Tha-ma sanh Pha-rê và Xa-ra. Pha-rê sanh Ếch-rôm; Ếch-rôm sanh A-ram; A-ram sanh A-mi-na-đáp; A-mi-na-đáp sanh Na-ách-son; Na-ách-son sanh Sanh-môn. Sanh-môn bởi Ra-háp sanh Bô-ô. Bô-ô bởi Ru-tơ sanh Ô-bết. Ô-bết sanh Gie-sê; Gie-sê sanh vua Đa-vít. Đa-vít bởi vợ của U-ri sanh Sa-lô-môn.”
Hãy nhìn cẩn thận, ở đây gia phổ không những là phần thích thú, nhưng nó rất cảm động nữa. Có tên của bốn người được nổi lên như là bóng đèn điện. Nó có thể làm giựt mình khi tìm tên của những người nầy trong gia phổ của Đấng Christ. Trước nhất là tên của những phụ nữ; thứ nhì, là tên của những người dân ngoại.
 
Theo phong tục thì tên của những phụ nữ không được nêu lên trong gia phổ Do Thái, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta cho nó là không đúng, vì ngày nay chúng ta cũng làm y như vậy trong hôn nhân của chúng ta. Trong hôn nhân, đôi vợ chồng mới cưới dùng họ của người chồng (điều này thường có nơi người Tây phương). Chúng ta không lấy họ của người nữ. Dòng dõi của nàng đã chấm dứt, nhưng của chàng thì vẫn tiếp tục. Đó là lối mà người Tây phương thực hành ngày hôm nay, và đó cũng là lối mà họ thực hành thời đó.
 
Trong thời Chúa Giê xu nó rất bất thường để tìm thấy tên của phụ nữ trong danh sách gia phổ - nhưng ở đây chúng ta có bốn tên. Họ không phải là bốn phụ nữ mà thôi, họ cũng là bốn người ngoại nữa. Đức Chúa Trời đã nói trong Luật pháp rằng, dân sự Ngài không được cưới gả với những dân tộc ngoại bang và vô tín ngưỡng. Ngay cả Áp-ra-ham cũng được Đức Chúa Trời hướng dẫn gởi người về quê hương của mình để cưới vợ cho Y sác. Y-sác cũng làm y như vậy cho con mình là Gia-cốp. Đức Chúa Trời đã sắp xếp để những người thờ chân thần, những người trong dòng dõi dẫn đến sự ra đời của Chúa Giê-xu Christ. Nhưng trong gia phổ của Ngài có tên của bốn phụ nữ ngoại bang, hai người trong họ là người Ca-na-an, một Mô-áp, và người thứ tư là người Hi-tít. Có lẽ sẽ có một câu hỏi chung là làm thế nào họ có thể lọt vào trong gia phổ của Đấng Cứu Chuộc?
 
Tha-ma là người nữ đầu tiên, và bà ta được nêu lên trong câu ba. Câu chuyện về Tha-ma được ghi lại ở trong Sáng thế ký đoạn 38, và bà ta được gọi là Ta-ma. Đó là một chương tệ nhất trong Kinh Thánh. Tha-ma bước vào trong gia phổ, bà là người có tội.
Ra-háp là người kế tiếp được ghi lại trong câu năm. Bà ta không phải là một nhân vật nổi tiếng, trong câu chuyện của bà được chép trong Giô-suê đoạn 2. Nhưng bà đã trở thành người tuyệt vời sau khi bà đã đến và biết về Đấng hằng sống, chân thật. “Bởi đức tin, kỵ nữ Ra-háp không chết với kẻ chẳng tin, vì nàng đã lấy ý tốt tiếp rước các kẻ do thám” (Hê-bơ-rơ 11:31). Bà ta đã bước vào trong gia phổ của Đấng Cứu Thế bằng một lý do hết sức là đơn giản, đó là bà tin. Bà có đức tin. Xin lưu ý sự diễn tiến ở đây. Bà đến với Đức Chúa Trời như là tội nhân, và đưa bàn tay đức tin lên.
 
Ru-tơ là người kế tiếp được ghi lại trong câu 5. Bà là người rất dễ thương, và chúng ta không tìm thấy được điều gì sai ở bà. Nhưng vào thời kỳ của Ru-tơ, Luật thời bấy giờ đã đẩy bà ra ngoài, bởi vì dân Mô-áp hoặc dân A-mô-rít không được bước vào tuyển dân của Chúa (Dân số ký 23:3). Mặc dầu bị ngăn cấm bởi luật lệ, nhưng một ngày kia bà đến đồng ruộng của Bô-ô, ông thấy bà và yêu sau lần gặp gỡ đó. Bô-ô yêu Ru-tơ ngay lần đầu tiên gặp gỡ, và ông đã mở rộng ân điển và đem bà vào, một người dân ngoại vào cộng đồng dân Do Thái. “Ru-tơ bèn sấp mình xuống dưới chơn người, cúi đầu đến đất, mà thưa rằng: Vì duyên cớ nào tôi được ơn trước mặt ông, đến đỗi ông đoái xem tôi, vốn là một người ngoại bang?” (Ru-tơ 2:10)
Chúng ta có thể hỏi một câu hỏi tương tự, về ân điển của Đức Chúa Trời cho chúng ta. Một lần nữa chúng ta chú ý diễn tiến, chúng ta đến với Đức Chúa Trời như là một tội nhân, và đưa bàn tay đức tin lên, và bởi ân điển diệu kỳ của Chúa, Ngài cứu chúng ta. 
 
Bà Bết-sê-ba, không được gọi chính đích danh, nhưng gọi là vợ của U-ri, tên của bà không được nói đến, không phải vì tội lỗi của bà, mà là tội của Đa-vít. Và chính Đa-vít là người phải báo trả cho tội lỗi của mình. Bà được vào dòng dõi của Đấng Christ, bởi vì Đức Chúa Trời không đẩy con cái của Ngài trở vào tội lỗi, không bỏ người tội lỗi. Khi một con chiên ra khỏi chuồng là chiên lạc, nhưng Đấng chăn chiên đi ra tìm kiếm chiên lạc và đem chiên về chuồng. Đức Chúa Trời đem Đa-vít trở lại, vì thế có cả câu chuyện về sự cứu rỗi trong gia phổ này.
 
Ma-thi-ơ 1:7-11, “Sa-lô-môn sanh Rô-bô-am; Rô-bô-am sanh A-bi-gia; A-bi-gia sanh A-sa; A-sa sanh Giô-sa-phát; Giô-sa-phát sanh Giô-ram; Giô-ram sanh Ô-xia. Ô-xia sanh Giô-tam; Giô-tam sanh A-cha; A-cha sanh Ê-xê-chia.  Ê-xê-chia sanh Ma-na-sê; Ma-na-sê sanh A-môn; A-môn sanh Giô-si-a. Giô-si-a đang khi bị đày qua nước Ba-by-lôn sanh Giê-chô-nia và anh em người.”
 
Bây giờ chúng ta thấy có những điểm lý thú về gia phổ này. Khi chúng ta đối chiếu gia phổ này với gia phổ trong sách Sử ký thứ nhất đoạn 3 chúng ta sẽ tìm thấy rằng trong câu 8, cho biết Ma-thi-ơ bớt đi ba tên A-cha-xia, Giô-ách, và A-ma-xia. Điều này cho thấy rằng gia phổ được trích dẫn, chúng ta nhận xét chắc chắn là có một số con cháu và cá nhân không cần thiết được liệt kê vào gia phổ của Kinh Thánh. 
 
Trong câu 11, chúng ta thấy là Ma-thi-ơ nhảy qua Giê-hô-gia-kim nhưng bao gồm Giê-chô-nia vào. Giê-chô-nia đáng được chú ý, bởi vì Đức Chúa Trời nói rằng không có một người nào trong hậu tự của ông được ngồi trên ngôi. Giê-rê-mi 22:24, 30, “Đức Giê-hô-va phán: Thật như ta hằng sống, dầu Giê-cô-nia, con trai Giê-hô-gia-kim, vua Giu-đa, là cái ấn trên tay hữu ta, ta cũng lột ngươi đi. Đức Giê-hô-va phán như vầy: Hãy ghi người nầy trong những kẻ không có con cái, trong những kẻ cả đời không thạnh vượng; vì con cháu nó sẽ không một người nào thạnh vượng, ngồi ngai Đa-vít và cai trị trong Giu-đa nữa!”
Bởi vì tội lỗi của Giê-chô-nia mà không một người nào trong hậu tự của ông được ngồi trên ngôi vua của Đa-vít. Chúng ta thấy là Giô-sép ở trong dòng dõi này, nhưng Giô-sép không phải là cha ruột của Chúa Giê-xu. Đây là một trong những dữ kiện đáng chú ý trong Kinh Thánh, Ma-thi-ơ cố gắng làm sáng tỏ điều này cho chúng ta. Giô-sép là cha của Chúa Giêxu, đó là theo pháp lý, bởi vì Giô-sép là chồng của Ma-ri, bà sanh ra Chúa Giê-xu. Ngài không đến từ dòng dõi của Giô-sép, hay là hậu tự của Giê-chô-nia. Cả Giô-sép và Ma-ri đều đến từ dòng dõi của Đa-vít, nhưng có hai dòng dõi khác nhau đến từ các con trai của Đa-vít. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về điều này khi chúng ta đến sách Lu-ca. Ma-ri đến từ dòng dõi Đa-vít nhưng qua Na-than, trong khi Giô-sép là dòng dõi nhà vua qua Sa-lô-môn. Vì thế, cả Giô-sép và Ma-ri phải trở về Bết-lê-ham để khai tên vào sổ bộ, bởi vì cả hai đều đến từ dòng dõi Đa-vít. Chúng ta thấy thật là lý thú, say mê và quan trọng cho những gia phổ này, và chúng rất hữu ích cho chúng ta học hỏi, tìm hiểu.
 
Trong phần thứ ba của gia phổ Chúa Giê-xu, Ma-thi-ơ 1:12-16,
“Khi đã bị đày qua nước Ba-by-lôn, thì Giê-chô-nia sanh Sa-la-thi-ên; Sa-la-thi-ên sanh Xô-rô-ba-bên; Xô-rô-ba-bên sanh A-bi-út; A-bi-út sanh Ê-li -a-kim; Ê-li-a-kim sanh A-xô. A-xô sanh Sa-đốc; Sa-đốc sanh A-chim; A-chim sanh Ê-li-út; Ê-li-út sanh Ê-lê-a-xa; Ê-lê-a-xa sanh Ma-than; Ma-than sanh Gia-cốp; Gia-cốp sanh Giô-sép là chồng Ma-ri; Ma-ri là người sanh Đức Chúa Jêsus, gọi là Christ.”
Trong bảng gia phổ kết thúc với câu 16 như sau:
“Gia-cốp sanh Giô-sép là chồng Ma-ri; Ma-ri là người sanh Đức Chúa Jêsus, gọi là Christ.”
Chúng ta thấy mô thức ngưng nghỉ mà nó bắt đầu rất xa, được nói trong câu thứ hai rằng Áp-ra-ham sanh Y-sác. Sau đó tiếp theo một loạt danh sách về những người khác được sanh ra cho đến khi câu 16 nói “Gia-cốp sanh Giô-sép”. Chúng ta cũng có thể nghĩ là nó sẽ nói tiếp tục Giô-sép sanh Chúa Giê-xu, nhưng thật ra không có như vậy. Câu 16 nói là: “Gia-cốp sanh Giô-sép là chồng Ma-ri; Ma-ri là người sanh Đức Chúa Jêsus, gọi là Christ.”
Dĩ nhiên, Ma-thi-ơ muốn nói rõ rằng Giô-sép không phải là cha của Chúa Giê-xu. Dẫu Giô-sép là chồng Ma-ri, nhưng ông không phải là cha của Chúa Giê-xu.
Có điều gì giải thích cho việc này? Trong phần còn lại của đoạn này sẽ cho chúng ta sự giải thích rõ ràng, và sẽ chỉ cho chúng ta thấy sự ứng nghiệm lời tiên tri trong Cựu ước.
Trong câu 17 giải thích cho chúng ta thêm về gia phổ,“Như vậy, từ Áp-ra-ham cho đến Đa-vít, hết thảy cho mười bốn đời; từ Đa-vít cho đến khi bị đày qua nước Ba-by-lôn, cũng có mười bốn đời; và từ khi bị đày qua nước Ba-by-lôn cho đến Đấng Christ, lại cũng có mười bốn đời.”
Ma-thi-ơ đặt gia phổ vào ba nhóm và cho chúng ta bối cảnh tổng quát về lịch sử Cựu ước. Thời kỳ thứ nhất kéo dài từ Áp-ra-ham đến vua Đa-vít, thời kỳ thứ hai từ Đa-vít đến lúc bị lưu đày sang Ba-by-lôn, thời kỳ thứ ba từ lúc bị lưu đày sang Ba-by-lôn tới khi Chúa Giê-xu giáng sanh.
Có khi nào chúng ta suy nghĩ về gia phổ của mình như thế nào không? Trước hết họ là những ai, và sau đó chúng ta sẽ như thế nào? Câu Kinh Thánh trong sách Xuất Ê-díp-tô ký 20:3-6 nhắc nhở chúng ta:
“Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác. Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhơn tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta.”
Cầu xin Chúa giúp các chúng ta luôn trung tín tôn thờ Đức Chúa Trời để chúng ta và hậu tự mình được phước hạnh
 
                                                                                                                                                            Sưu tầm

Lễ Gíang sinh 2015 , Hội thánh Tin lành người Việt nam tại Wetzlar

Ngày 13.12.2015 , Giáo sở Wetzlar mừng Lễ gíang sinh trong không khí ấm áp của mùa đông .Cảm tạ ơn Chúa với sự có mặt Ông , Bà Mục sư diễn giả .Giáo hội trưởng Việt nam Tin lành tại Đức :
Nguyễn Công Tiển




Mục sư diễn giả chia sẻ lời Chúa trong kinh thánh Ma-thi-ơ , chương 2 , câu 1 đến câu 12.
Chủ đề :" Hành trình tìm sự sống" . Cảm tạ ơn Chúa về bài giảng của Mục sư được đầy ơn , Các tín hữu và thân hữu được Chúa-Thánh-Linh thăm viếng và hiểu được bước đường theo Chúa của riêng mình .
Tiếp tục chương trình thờ phượng qua các tiết mục tôn vinh , nghe lời thánh ca các tín hữu và thân hữu hiểu rõ thêm vì sao Chúa đến ?






    CHÚA JÊ-SU ĐẾN THẾ GIAN LÀ ĐỂ CHẾT THAY CHO TỘI LỖI CHÚNG TA

                                          AMEN , CẢM TẠ CHÚA !

Đông y hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ

Bệnh chứng gan nhiễm mỡ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ, tùy theo triệu chứng.
Bệnh chứng gan nhiễm mỡ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên thừa cân hay béo phì, người bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglyceride cao. Có rất nhiều phương cách để hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ, tùy theo triệu chứng.
Thể chứng can khí uất
Biểu hiện tức ngực, trướng bụng, đau tức hạ sườn phải, ăn chậm tiêu, ợ hơi, người bực dọc, dễ cáu gắt. Chọn một phương thích hợp:
- Dùng 100g gạo tẻ nấu thành cháo nhừ rồi cho vỏ quýt khô (15g phơi khô tán nhỏ) trộn đều, hạ lửa nhỏ nấu sôi lại, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
- Ép 100g củ cải trắng lấy nước, 5 quả quất bỏ hạt, giã nát. Trộn đều nước củ cải và quất, thêm 20g mật ong, hòa với 300ml nước sôi. Chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Thể khí trệ huyết ứ
Đau tức hạ sườn phải, gan sưng to có thể sờ thấy được, lưỡi đỏ tía, mạch căng như dây đàn:
- Củ tam thất 3g sấy khô, tán vụn, trà xanh 3g. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 10 - 15 phút. Uống thay trà và có thể ăn luôn cả xác.
- Nghệ vàng 10g, vỏ quýt khô 10g. Hai thứ phơi khô tán nhỏ cùng 3g trà xanh. Chia 2 lần sắc uống.

Thể bệnh chứng đàm thấp
Thường gặp ở người béo phì, bụng to, tay chân nặng nề, yếu mỏi không có sức, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dày:


- Sơn tra 15g xắt mỏng, lá sen 15g phơi khô, bóp vụn. Trộn hai thứ nấu chung với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Ý dĩ nhân 30g, lá sen tươi 50g thái nhỏ. Hai thứ nấu chung với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Thể chứng tì khí suy
Biểu hiện cơ thể suy nhược, mệt mỏi không có sức, hơi thở ngắn, ăn uống kém, bụng đầy, đại tiện phân lỏng:
- Sơn tra 15g xắt mỏng, bột bắp 100g trộn đều với nước nóng. Nấu sơn tra với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cho hồ bột bắp vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều cho tan bột. Dùng ăn điểm tâm.
- 20g củ mài ngâm nước cho mềm. Cà rốt 50 - 80g bỏ vỏ, xắt lát. Hai thứ nấu cùng 100g gạo tẻ thành cháo nhừ. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Thể can thận âm hư
Biểu hiện đau tức vùng hạ sườn phải, chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối. Lòng bàn tay, bàn chân và ngực đều nóng, người gầy, da khô, khát nước, tiểu tiện vàng:
- Hà thủ ô 30g nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml. Dùng nước vừa đủ để nấu với 100g gạo tẻ và đại táo (4 - 6 trái bỏ hạt) thành cháo nhừ. Cho đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
- Hải sâm 15g ngâm nước ấm, mộc nhĩ trắng 15g ngâm nước nửa ngày cho mềm, bỏ cuống. Hai thứ nấu với 100g gạo tẻ thành cháo nhừ, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
Thể thấp nhiệt, đàm ứ
Biểu hiện gan sưng to đau tức; mắt vàng; da vàng; miệng khô, đắng; nước tiểu vàng; người buồn bực, dễ cáu gắt; rêu lưỡi vàng, dơ. Thường gặp ở người bị viêm gan vàng da, viêm gan siêu vi (B, C), người nghiện rượu. Nếu gan nhiễm mỡ do can đởm thấp nhiệt thì dùng:
- Cúc hoa 15g, thảo quyết minh 30g sao vàng, tán nhỏ. Hai thứ hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút. Chia nhiều lần uống thay nước trà.
- Bí đao 350g bỏ vỏ, hạt, nấm rơm tươi 150g. Cho nước rau củ vào chảo cùng với bí đao và nấm rơm. Nấu lửa lớn cho sôi, hớt bỏ bọt, nêm gia vị, hạ lửa nhỏ liu riu cho sôi đến chín đều. Rưới bột ướt và dầu vừng vào, trộn đều. Ăn với bữa cơm hoặc ăn riêng.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Cách phòng tránh ung thư vú

Tầm soát định kỳ, tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng hợp lý, giảm dầu ăn và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn... sẽ giúp ngăn ngừa ung thư vú.
Nếu bạn từng có người thân bị ung thư vú, có lẽ sẽ hiểu cảm giác giật mình lo âu của một ai đó khi nghe tin người thân bị bệnh. Ba chữ “ung thư vú” gợi những tình huống éo le, chia ly, khánh kiệt tài sản, mất đi vẻ đẹp của phụ nữ, là thiên chức cho con bú thậm chí tử vong.
polyad
Bác sĩ See Hui Ti - Chuyên gia tư vấn ung thư cao cấp, trung tâm Ung thư Parkway Singapore (PCC).
Theo nhiều nghiên cứu, khoảng 10 năm trước, các ca ung thư vú thường gặp ở lứa tuổi trung niên thì đến nay số người mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Nếu tới các cơ sở điều trị ung thư, hình ảnh những cô gái ngoài 20 hay các bà mẹ trẻ ngoài 30 với ánh mắt lo lắng, u buồn trở nên phổ biến.
Giải thích về điều này, bà See Hui Ti - Chuyên gia tư vấn ung thư cao cấp, Trung tâm Ung thư Parkway Singapore (PCC) cho rằng, nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư vú do dinh dưỡng. Ngày nay, chúng ta ăn nhiều các loại thức ăn nhanh, gia tăng các loại phụ gia trong thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tỷ lệ ung thư ở khu vực Âu Mỹ cao hơn khu vực châu Á. Nhưng ung thư vú ở châu Á lại dễ rơi vào các ca nguy hiểm, tình trạng bệnh nặng hơn và đối tượng trẻ hơn.
Trước đây, những trường hợp bị phẫu thuật sẽ ám ảnh phụ nữ bởi vết sẹo dài. Những bệnh nhân phải hóa trị, xạ trị  được miêu tả bị sụt cân, da nhăn nheo, xám xịt, tóc rụng, môi khô. Các thuốc hóa trị hiện nay dù đa dạng và tiên tiến nhưng vẫn cần sử dụng các thuốc đi kèm làm tăng hiệu quả chữa bệnh, tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi.
Vì vậy, để phòng tránh ung thư vú, mỗi người nên thường xuyên tự kiểm tra tuyến vú, tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng hợp lý, không để tăng cân hoặc sụt cân quá mức. Giảm ăn dầu mỡ và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn sẽ góp phần phòng chống căn bệnh này.
Bác sĩ See cũng cho biết, việc phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn một và điều trị có thể khỏi tới 95%. Với những ca ung thư có khối u nhỏ hơn 1cm thì đa phần bệnh nhân chỉ cần phẫu thuật, không cần hóa trị, xạ trị.
Nguyễn Linh
Trung tâm ung thư Parkway có hệ thống các phương pháp điều trị được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia tay nghề cao, hỗ trợ bằng bằng công nghệ tiên tiến. Tại đây, bệnh nhân được tiếp cận với phương pháp phẫu thuật Momatome ít xâm lấn, vết sẹo nhỏ tính bằng milimet và không cần nằm viện.